Storyboard là gì? Tại sao phải có storyboard?

2337

Storyboard là gì?

  • Hiểu một cách đơn giản là những kịch bản quảng cáo hay bộ phim hay show TV.
  • Là những bảng vẽ chứa câu chuyện mà bạn muốn kể. Nó giúp bạn thấy tổng quát câu chuyện sẽ được truyền tải như thế nào trong từng khung hình.
  • Cụ thể, storyboard được tạo thành từ các khung hình minh họa hoặc hình ảnh đại diện cho mỗi cảnh quay. Đi kèm với nó là các ghi chú về những gì diễn ra và những gì được nói trong cảnh quay đó.
  • Bạn có thể liên tưởng nó như một phiên bản truyện tranh của kịch bản.

Lợi ích storyboard trong quá trình sản xuất “video

Storyboard là phương án tối ưu để chia sẻ ý tưởng

Ngày nay, việc diễn tả các phân cảnh cho video TVC Quảng cáo, các bộ phim đã được tiến hành thông qua storyboard.

Bạn có thể cho mọi người thấy chính xác video của bạn sẽ được thiết lập như thế nào, nó sẽ trông ra sao. Và điều này giúp mọi người hiểu nhau hơn, tránh trường hợp “ông nói gà bà nói vịt” xảy ra.

Storyboard giúp quy trình sản xuất rõ ràng hơn

Khi tiến hành phân cảnh cho các video, nhà sản xuất cần phải lập ra các kế hoạch bao gồm toàn bộ những cảnh cần phải có. Sau đó, sắp xếp theo thứ tự ra sao và những hình ảnh tương tác nào cần có so với kịch bản đưa ra.

Bảng phân cảnh là đề xuất chi tiết xoay quanh cảnh quay mà bạn muốn thực hiện (tất cả các góc mà bạn sẽ quay cảnh đó). Điều này thực sự hữu ích khi bạn làm video, nó đảm bảo bạn sẽ không quên bất cứ cảnh quay nào. Và giúp bạn ghép các video theo đúng ý tưởng của mình.

Storyboard giúp tiết kiệm được thời gian

 Bạn có thể sẽ mất chút thời gian để sắp xếp storyboard, nhưng về lâu dài việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cho phiên bản sau.

Ngoài ra, storyboard cũng giúp cho việc giải thích các ý tưởng cũng như sáng tạo được diễn ra một cách suôn sẻ, hiệu quả hơn.

3 dạng Storyboard sản xuất TVC quảng cáo

Dạng 1, storyboard sản xuất tvc quảng cáo

  • Là storyboard để presents – tức là dành cho việc trình chiếu, thuyết trình, chào bán ý tưởng của các công ty sản xuất tvc quảng cáo.
  • Loại này cần vẽ đẹp, một số agency còn yêu cầu mấy style “bá đạo” để các bạn ấy dễ dàng thuyết phục Client mua ý tưởng quảng cáo của mình. Một số agency còn làm hẳn animation, hoặc siloumatic để lúc present chiếu phim hoạt hình cho Client coi, để Client có thể dễ dàng hiểu về câu chuyện của mình.
  • Storyboard dạng này thường bị các Agency sản xuất tvc quảng cáo chỉnh sửa, mài dũa tới khi ra phim.

Dạng 2, storyboard sản xuất TVC quảng cáo

Là storyboard sản xuất TVC quảng cáo để bên nhà sản xuất và đạo diễn cầm ra phim trường quay phim –  gọi là shooting board.

Dạng này vẽ không cần quá kỹ, không cần màu mè, nhưng phải cực kỳ chuẩn về từng shot, vẽ góc nào là quay phim ra góc đó.

Storyboard này thường người vẽ phải ngồi trực tiếp với đạo diễn để thống nhất về camera.

Dạng 3, Storyboard sản xuất phim và phim hoạt hình

Là storyboard cho phim hay hoạt hình, sản xuất TVC quảng cáo thường 1 phân cảnh phải vẽ khoảng từ 50 – 100 frames. Thời gian vẽ cho 1 phân cảnh là 1 buổi tối.

Đạo diễn nói miệng tới đâu là vẽ tới đó như thầy đọc, trò chép vậy….mức độ yêu cầu về hình ảnh  thì không cần chi tiết, nhưng phải chuẩn đến từng góc máy.

Quy trình tạo ra storyboard?

Bước 1: Tạo một Timeline

Bạn cần xác định video quảng cáo có độ dài bao lâu? 10 phút, hay chỉ có 5-6 giây. Dù video dài hay ngắn thì vẫn lập timeline rõ ràng về thời gian video bắt đầu, vấn đề xảy ra, sản phẩm xuất hiện…

Bước 2: Viết kịch bản và xác định các cảnh quay quan trọng

Bạn cần lên những cảnh là điểm nhấn trong video của mình. Đó có thể là tính năng nổi bật của sản phẩm….

Bước 3: Chọn công cụ Storyboarding

Hiện nay có rất nhiều công cụ tạo Storyboarding để bạn lựa chọn. Bạn có thể in các mẫu có sẵn trên Google hay sử dụng phần mềm để làm. Ví dụ như: Adobe Illustrator, Adobe InDesign, Adobe Photoshop Sketch.

Thiết lập storyboard có hình thu nhỏ cùng kích thước với video (Tỉ lệ 4:3 hay 16:9).

Bước 4: Phác thảo hình ảnh

Tùy thuộc vào khả năng vẽ của bản thân mà bạn có thể tạo ra các ký tự và hình nền hoàn chỉnh để minh họa. Bạn cũng có thể cắt dán hình ảnh sao cho mỗi hoạt cảnh trông trực quan nhất.

Tuy nhiên, bạn không cần vẽ tất cả các đạo cụ hay thậm chí là tô màu cho chúng đâu. Chỉ cần cung cấp đủ chi tiết hình ảnh để mọi người thấy những gì đang xảy ra. Kịch bản và ghi chú sẽ giúp bạn điền vào phần còn lại của các chi tiết.

Bước 5: Thêm tập lệnh

Bên dưới mỗi bức tranh, hãy viết phần kịch bản xuất hiện trong cảnh đó và ghi chú những gì đang xảy ra.

Bảng phân cảnh của bạn nên giống một cuốn truyện tranh, để độc giả (đồng nghiệp, khách hàng, v.v.) có thể hiểu được chính xác những gì sẽ xảy ra trong video của bạn.

Bạn cũng có thể ghi chú về góc quay và chuyển động của máy ảnh. Sự chuyển tiếp giữa các bức ảnh và các chi tiết khác có ích trong quá trình sản xuất hay hậu kỳ.

Một số website giúp bạn tạo Storyboard

  1. Trang storyboardthat: https://www.storyboardthat.com/
  2. Trang canva: https://www.canva.com/
  3. Trang milanote: https://milanote.com/
  4. Trang makestoryboard: https://makestoryboard.com/
  5. Trang studiobinder: https://www.studiobinder.com/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây