Tìm hiểu màu sắc, tô màu và phục chế hình ảnh

1862

Màu sắc

Màu sắc là gì?

  • Màu sắc là ánh sáng. Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím chỉ là những cái tên con người đặt ra để phân biệt cảm nhận của mình về mức phản xạ (hay hấp thụ) ánh sáng của bề mặt vật thể.
  • Mọi vật sẽ không có màu nếu không có ánh sáng.
  • Người ta chia làm 2 loại màu sắc:
    • Màu sắc từ vật phát ra ánh sáng: mặt trời, bóng đèn, tivi, màn hình, …vv.
    • Màu sắc từ vật không phát ra ánh sáng: bàn, ghế, da người, cây cối, …vv.
  • Màu trắng
    • Màu Trắng là màu sáng nhất, màu trắng là màu của ánh sáng mặt trời.
    • Các chất liệu phản chiếu hoàn toàn các bước sóng của ánh sáng sẽ cho mắt cảm nhận màu trắng.

  • Đỏ – cam – vàng – lục – lam – chàm – tím
    • Mỗi chất liệu có một mức hấp thụ ánh sáng khác nhau nên sẽ cho mắt cảm nhật được các màu sắc khác nhau.
    • Mực in là một chất phủ con người sáng chế ra và kiểm soát được mức độ hấp thụ. Tương tự như vậy với sơn, màu vẽ.

  • Màu đen
    • Ban đêm sẽ không nhìn thấy màu gì sẽ là màu đen.
    • Vật không phản xạ (hấp thụ hoàn toàn) lại ánh sáng thì sẽ có màu đen. Giải thích cho việc mặc áo đen đi nắng sẽ nhanh nóng hơn vì màu đen hấp thụ hoàn toàn ánh sáng.

Màu RGB là gì?

  • Chắc là bạn rất quen với thuật ngữ RGB khi học hay làm việc ngành đồ họa. Vậy bạn có biết RGB là gì và tại sao lại phải dùng RGB không ?
  • RGB là hệ màu cộng, là viết tắt của 3 màu cơ bản gồm: Đỏ (Red), Xanh lá (Green), Xanh dương (Blue).

  • R = 0, G = 0, B = 0: là màu gốc – màu đen (là lúc chưa bật màn hình, nguồn điện).
  • R = 255, G = 255, B = 255: là màu cực đại – màu trắng.
  • Từ 3 màu cơ bản này, bằng cách thay đổi tỉ lệ các màu RGB người ta có thể tạo ra vố số màu khác nhau (gọi là tổng hợp màu cộng vì các màu sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn màu gốc – additive color).
  • RGB Chỉ có thể thực hiện trên các vật có khả năng phát sáng như màn hình tivi, máy tính …vv.

Màu CMYK là gì?

  • CMYK Là hệ màu trừ, được sử dụng cho những vật không có khả năng phát sáng. Đây là hệ màu chuyên dùng để in ấn.
  • CMYK là viết tắt của 4 màu cơ bản gồm:
    • C: Cyan nghĩa là màu xanh lơ.
    • M: Magenta gọi là màu đỏ – tím ( theo hệ màu Munsell ) hay còn gọi là màu Đỏ (Tím) Fuchsine. Nhiều người thì lại gọi là hồng thẫm hay đỏ thẫm.
    • Y: Yellow nghĩa là màu vàng.
    • K: Key (Người ta không dùng chữ B tức Black vì chữ B đã được dùng để ám chỉ màu xanh dương Blue).
  • Tại sao lại là CMY mà không phải là màu khác? Vì mỗi màu trong bộ 3 CMY có khả năng hấp thụ hoàn toàn 1/3 quang phổ và phản xạ 2/3 phần còn lại. Màu Cyan hấp thụ hoàn toàn màu Red, màu Magenta hấp thụ hoàn toàn màu Green và màu Yellow hấp thụ hoàn toàn màu Blue của ánh sáng.

  • Vậy màu K (Black) để làm gì? Theo lý thuyết với 3 màu CMY bạn sẽ tạo ra được màu đen nhưng trên thực tế không có màu in nào lý tưởng như đã nói cả, các màu đều không hấp thụ hoàn toàn 1/3 quang phổ. Do đó, khi in chồng 3 màu bạn sẽ không có được màu đen tuyệt đối. Vì thế màu đen được thêm vào nhằm tăng độ tương phản của hình ảnh cũng như giảm bớt lượng mực CMY sử dụng giúp giảm giá thành in ấn.

Sự khác biệt giữa RGB và CMYK

  • Đường mũi ngựa là quang phổ thấy được (Visible spectrum), đường bao vàng là sắc độ RGB rộng (Wide Gamut RGB), đường màu trắng chính là màu RGB mà chúng ta hay sử dụng trong Photoshop đó các bạn (Adobe RGB 1998), còn đường màu đen đó chính là màu hiển thị trên các trình duyệt (sRGB), đường màu xanh lam là dãy màu tái tạo của CMYK theo tiêu chuẩn (V2 Nhật Bản)
  • Những hệ màu khác chúng ta sẽ nói sau ở đây chúng ta chỉ cần quan tâm đến Adobe RGB (1998) và CMYK.
  • Nhìn vào biểu đồ các bạn có thể thấy màu Adobe RGB (1998) có không gian giới hạn màu lớn hơn so với màu CMYK và đặc biệt không gian này bị chênh lệch nhiều nhất ở vùng màu xanh lá. Chính vì thế khi chuyển màu từ RGB sang CMYK những màu nào nằm ngoài giới hạn của màu CMYK khi chuyển sang CMYK sẽ bị sai. Điều này thấy rất rõ ở màu xanh vì độ lệch màu ở vùng này là lớn nhất.

Chuyển màu từ RGB sang CMYK để in ấn

  • File thiết kế khi dùng để in ấn, cần chuyển sang màu CMYK. Tuy nhiên, nếu bạn đã sử dụng màu RGB để thiết kế thì chuyển qua màu CMYK có ảnh hưởng đến màu sắc file hay không?
  • Chắc chắn là có. Và khi chuyển từ màu RGB sang màu CMYK thì màu bị nhạt hơn. Cần lưu ý chỉnh sửa lại trước khi in.
  • Dưới đây là cách chuyển màu RGB sang CMYK trong Adobe Photoshop
    • Bước 1: Mở bức ảnh muốn chuyển sang màu CMYK, vào menu Image >> Duplicate để nhân bản tấm hình so sánh với bức ảnh gốc.
    • Bước 2: Chọn tấm hình vừa nhân bản, nhấn Edit trên thanh công cụ >> Hộp thoại edit hiện ra, chọn Convert to Profile.

    • Bước 3: Trong mục “ Destination Space”  >> Profile chọn Custom  CMYK , hộp thoại hiện ra như bên dưới, nhấn OK.

    • Bước 4: Custom CMYK xuất hiện, các bạn chọn theo thông số sau:
      • Trong mục Ink Colors chọn Toyo Inks (Coasted Web Offset).
      • Mục Dot Gain chọn Standard 10%.
      • Mục Black Ink Limit chọn 10%.

Tô màu

  • Tô màu là một kỹ thuật khá quan trọng để hoàn thiện kỹ năng retouch, xử lý ảnh hậu kỳ, vẽ trên phần mềm Photoshop.
  • Để giúp bạn dễ hình dung thì chúng ta bắt đầu tô màu bức ảnh sau đây có màu sắc hoàn chỉnh.

  • Các bước thực hiện TÔ MÀU cụ thể như sau:
    • Bước 1: Khoanh vùng cần tô màu trong Photoshop
      • Khoanh vùng bằng công cụ Magic Wand Tool: Cho phép chọn 1 vùng có cùng màu sắc hoặc tương đồng màu với nhau. Ví dụ: Khi chấm chọn một điểm màu Đỏ công cụ sẽ tự động chọn tất cả các pixel liền kề có cùng màu đỏ hoặc đỏ nhạt hơn nhờ điều chỉnh thông số Tolerance. Tolerance càng lớn độ sai màu càng cao. Nếu bức ảnh cần tô màu có độ tương phản cao, vùng cần chọn chỉ có 1 màu như hình dưới thì không cần quan tâm đến chỉ số Tolerance. Để chọn cùng lúc nhiều vùng: nhấn Shift và click chọn. 
      • Ngoài ra, khi khoanh vùng cần tô bạn có thể chọn các công cụ như: Marquee  Tool, Pen Tool, . . .

    • Bước 2: Tạo layer mới, tất cả các thao tác tô màu đều thực hiện trên 1 layer mới

    • Bước 3: Chọn màu cần tô bằng cách click vào Color Pick

    • Bước 4: Dùng công cụ tô màu trong photoshop bằng công cụ Brush hoặc Paint Bucket để tô màu.
    • Bước 5: Lặp lại Bước 1 cho đến khi hoàn thành.
  • Lưu ý:
    • Magic Wand Tool chỉ hoạt động hiệu quả khi vùng chọn liền nhau.
    • Phím tắt: Marquee Tool (M), Magic Wand Tool (W), Pain Pucket Tool (G).
    • Trường hợp cần tô màu giống với màu ở vị trí khác nhưng không biết đó là mã màu gì thì chúng ta dùng công cụ Eyedropper (i).
    • Tô màu chuyển sắc vào công cụ Gradient Tool.

Phục chế hình ảnh

Để các bạn hiểu rõ hơn về việc phục chế ảnh, các bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chúng ta sẽ tiến hành xử lý các vết nhàu nát trước để đưa ảnh về nguyên bản. Để xử lý các vết nhàu nát này thì các bạn hãy chọn công cụ Spot Healing Brush Tool.

Bước 2: Sau khi chọn công cụ Spot Healing Brush Tool xong thì các bạn Click chuột phải để mở bảng thông số. Sau đó, các bạn hãy thiết lập kích thước bút vẽ sao cho phù hợp (Mục Size).

Bước 3: Tiếp theo bạn nhấn chuột vào các vùng ảnh bị nhàu, bị mất chi tiết để phần mềm tự động khôi phục lại hình ảnh từ những mảng hình ảnh xung quanh khu vực đó.

Lưu ý: Để hình ảnh đẹp và chi tiết thì các bạn nên chọn kích thước (Size) Brush bằng với đường nhàu, phần mất nội dung. Tránh để kích thước (Size) Brush lớn vì chúng sẽ rất nham nhở.

Bước 4: Sau khi xử lý các vết nhàu xong, chúng ta sẽ đến với phần khó nhất của bức ảnh. Phần khó nhất ở đây đó chính là nửa mặt bên phải, phần ảnh đã bị mất rất nhiều chi tiết và không thể phục hồi bằng Spot Healing Brush Tool.

Tuy nhiên, nửa mặt bên trái của ảnh vẫn còn rất tốt và đầy đủ các chi tiết, chúng ta sẽ sao chép nửa mặt phải để dán sang nửa mặt bên trái.

Các bạn chọn công cụ Slection Tool (M) và tiến hành chọn một vùng quanh khu vực mặt bên trái.

Lưu ý: Vùng chọn không nên quá lớn, chỉ cần chúng bao quanh được nội dung cần thiết là đủ.

Sau khi tạo được vùng chọn, các bạn nhấn tổ hợp Ctrl + J để nhân đôi vùng chọn thành một Layer mới.

Tiếp theo, các bạn chọn Layer mới vừa tạo và nhấn tổ hợp Ctrl + T để mở FreeTransform. Để lật ngược hình ảnh lại thì các bạn Click chuột phải vào nội dung hình ảnh và chọn Flip Horizontal.

Sau một loạt các thao tác trên, chúng ta đã có được một phần của khuôn mặt bên phải. Việc bây giờ là di chuyển chúng đến khu vực cần được thay thế là xong.

Để di chuyển chúng đến đúng vị trí cần thiết thì các bạn cần giảm Opacity và di chuyển, giảm Opacity xuống sẽ giúp các bạn căn chỉnh dễ dàng hơn với nội dung gốc. Sau khi di chuyển hoàn tất, các bạn đẩy Opacity lên 100% như cũ.

Bước 5: Tiếp theo các bạn tạo Layer Mask cho phần mặt bên phải vừa mới phục hồi để chúng ta chỉnh sửa mượt mà, hợp lý hơn.

Bước 6: Sau khi tạo được Layer Mask, các bạn chọn công cụ Brush Tool để tiến hành xoá những vùng không cần thiết trên nửa mặt phải vừa phục chế.

Bước 7: Các bạn tiến hành xoá những phần dư ra, không cần phục chế của nửa mặt bên phải để cho chúng mượt mà hơn và chân thật hơn.

Bước 8: Như vậy là chúng ta đã hoàn tất về mặt nội dung hình ảnh, bây giờ chúng ta sẽ khử noise (nhiều) cho hình ảnh sắc nét hơn. Các bạn chọn Filter -> Noise -> Reduce Noise…

Bước 9: Tiếp theo các bạn chọn Filter -> Sharpen -> Unsharp Mask… để tiến hành tăng độ sắc nét cho hình ảnh.

Bước 10: Sau khi thực hiện một loạt các thao tác trên, các bạn đã hoàn tất việc phục hồi một bức ảnh cũ bằng Photoshop. Nội dung của chúng ta sau khi phục hồi sẽ như sau:

Video demo Màu sắc, Tô màu và Phục chế hình ảnh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây