Symbol và các lệnh cơ bản trong Animate 2021

2057

Tìm hiểu về Symbol

Symbol là gì?

  • Một Symbol là một Graphic, Button, hoặc Movie Clip mà bạn tạo ra trong Animate. Sau đó, bạn có thể sử dụng lại Symbol trong Document của mình hoặc Document  khác. Symbol bạn có thể sử dụng từ nguồn bên ngoài hoặc tự tạo trên Animate.
  • Một bản sao (Instance) của một Symbol nằm trên vùng hiển thị (Stage) hoặc được lồng bên trong (nested)  một symbol khác.
  • Việc chỉnh sửa Symbol sẽ cập nhật tất cả các phiên bản của nó. Tuy nhiên, việc áp dụng các hiệu ứng cho một phiên bản của symbol chỉ cập nhật phiên bản đó.
  • Sử dụng các Symbol trong Document của bạn làm giảm đáng kể kích thước tệp.
  • Và Library là bảng chứa tất cả các symbol chúng ta tạo ra.

Phân loại Symbol

Có 03 dạng Symbols như sau:

  • Movie clip: Tạo các đoạn hoạt hình có thể tái sử dụng.
  • Button: Là nơi gán lệnh để người dùng tương tác, điều khiển diễn hoạt.
  • Graphic: Là đối tượng đồ họa tĩnh, và tạo ra sử dụng cho hai loại symbol trên.

Thao tác tạo Symbol

  • Cách 1: Nhấn thẻ Insert trên Menu | Chọn New Symbol (Ctrl + F8) | Đặt tên (Name) Symbol | Chọn loại (Style) Symbol phù hợp.
  • Cách 2: Chọn đối tượng muốn tạo Symbol | Nhấn F8 | Đặt tên (Name) Symbol | Chọn loại (Style) Symbol phù hợp.

Tìm hiểu thao tác ActionScript 3.0

  • Tạo Action: Chọn đối tượng là Instance của Movie clip/Button |  Chọn Tab Windows (F9) | Chọn Code snippet | Chọn Action phù hợp.
  • ActionScript phải luôn được gắn với một keyframe (hoặc đưa vào một file riêng bên ngoài).
  • Chỉ viết code trên đối tượng là Instance của Movie clip/Button, Graphic không thể gán lệnh.
  • Các Objects muốn có sự tương tác điều khiển phải đặt tên trong bảng Properties.
  • Chú thích cho một dòng đặt 2 dấu “//” trước câu lệnh. Chú thích cho một khối lệnh bao quanh bởi dấu /*   */.
  • Sự kiện (Event) có thể xảy ra khi người dùng, dùng chuột hoặc bàn phím tương tác với các đối tượng.
  • Các event thường dùng:
    • Click: Chuột trái được nhấn.
    • Dblclick: 2 lần chuột trái được nhấn.
    • Mouseover: Rê chuột vào vùng tương tác của đối tượng.
    • Mouseout: Rê chuột ra khỏi vùng tương tác của đối tượng.
  • Cấu trúc lệnh minh hoạ:

  • Một số lệnh điều khiển đầu đọc:
    • Stop()  : Dừng đầu đọc.
    • Play()  : Chạy lại đầu đọc.
    • gotoAndStop( _ )  : đưa đầu đọc nhảy đến frame thứ n và ngừng lại.
    • gotoAndPlay( _ )  : đưa đầu đọc nhảy đến frame thứ n và chạy tiếp.
    • Có thể thay thế n bằng tên frame đặt trong bảng properties.

Video Lý thuyết và Bài tập Minh hoạ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây