Hosting, Domain là gì? Tìm hiểu chi tiết Hosting, Domain

1496

Tìm hiểu Domain là gì?

Có thể khái niệm Domain qua mấy ý sau đây:

  • Tên miền (domain) là một chuỗi ký tự viết liền không dấu, có cấu trúc là acbxyz.com hoặc acbxyz.vn,…..
  • Mỗi tên miền sẽ tương ứng với một website.
  • Tên miền không phải là URL: https://thaynhuom.edu.vn/
  • Tên miền là: thaynhuom.edu.vn
  • Mọi người vẫn hay gọi phần .edu.vn được gọi là đuôi/phần mở rộng (domain extension) của tên miền chính thaynhuom;
  • Khi bạn muốn truy cập vào bất kỳ một website nào, cần phải có tên miền (domain) hay nói đơn giản là địa chỉ website.

Cấu trúc của Domain

  • Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm (.).
  • Ví dụ: thaynhuom.edu.vn là tên miền.
  • Phần thứ 1 “thaynhuom” là tên máy chủ.
  • Phần thứ 2 “edu” thường gọi là tên miền mức 2 (Second Domain Name Level).
  • Phần cuối cùng “vn” là tên miền mức cao nhất (Top Level Domain Name).

Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain “TLD”) bao gồm:
  • Mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn của ISO-3166 như sau: Việt Nam là vn, Nga là ru,  Anh là uk, …..
  • Các lĩnh vực dùng chung (World Wide Generic Domains).
    • Dùng chung
      1- COM : Thương mại (COMmercial).
      2- NET : Mạng lưới (NETwork).
      3- ORG : Các tổ chức (ORGnizations).
      4- INFO: Thông tin (INFOmation).
      5- EDU : Giáo dục (EDUcation).
      6- MOBI: Điện thoại di động.
    • Dùng ở Mỹ
      7- MIL : Quân sự (Military)
      8- GOV : Nhà nước (Government)
Tên miền mức hai (Second Level):
  • Đối với các quốc gia nói chung, tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa. Ví dụ: tại Việt Nam, định nghĩa các tên miền cấp 2: com.vn, net.vn, org.vn, 
  • Tên miền thường gắn với tên/sản phẩm của doanh nghiệp, có 2 phần:
    • Phần đầu: là tên bạn muốn đặt có liên quan đến doanh nghiệp.
    • Phần cuối: là tên loại miền.
    • Tùy theo mô hình tổ chức và nhu cầu của doanh nghiệp, bạn sẽ được cấp tên miền theo 1 trong 6 dạng dùng chung ở trên.

Tên miền phổ biến hiện nay

Tên miền (.com)

Tên miền được các bạn biết đến nhiều nhất hiện nay có lẽ là .com. Được viết tắt của từ “commercial”, nghĩa là thương mại. Đây là phần mở rộng tên miền phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Tên miền này dành cho mọi đối tượng, cá nhân, doanh nghiệp. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp, đều mong muốn sở hữu một tên miền loại này. Bởi vì, nó khẳng định vị thế cao của doanh nghiệp trên mạng Internet. Chính vì lý do đó, khi tra cứu mạng Internet có lẽ bạn sẽ gặp tên miền này là đa số.

Tên miền (.net)

.net là một loại tên miền phổ biến hiện nay. Tên miền này là tên viết tắt của từ “network”, nghĩa là mạng lưới thường được dùng cho các nhà cung cấp dịch vụ web, net. Thường được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty kinh doanh website và các tổ chức khác có liên hệ trực tiếp đến hạ tầng Internet.

Tên miền (.org)

Tên miền này là tên viết tắt của từ “organization”, có nghĩa là tổ chức. Chúng được sử dụng bởi các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức liên kết thương mại phi lợi nhuận.

Tên miền (.org) giúp bạn trở thành một thương hiệu vững chắc về lòng tin và sự tín nhiệm. Ngày nay, miền (.org) được coi là một trong số những miền đáng tin cậy nhất trên Internet và được đặt dành riêng, cho các thực thể phi thương mại.

Tên miền (.gov)

Gov là viết tắt của từ “government“, có nghĩa là chính phủ. Theo đó chỉ các tổ chức thuộc chính phủ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân… mới có quyền đăng ký loại tên miền(.gov). Tên miền (.gov)là một tên miền cấp cao nhất được tài trợ (sTLD) trong hệ thống tên miền của Internet. Tên miền (.gov) được quản lý bởi Tổng cục Dịch vụ (GSA), một cơ quan độc lập của chính phủ liên bang Hoa Kỳ.

Tên miền (.info)

Một trong những tên miền phổ biến nhất hiện nay là (.info). Những trang web cótên miền (.info) thường được đặt tên cho các trang web “tài nguyên”. Tên miền này rất có uy tín, là dấu hiệu nhận biết một trang web tài nguyên. Đây cũng là một trong những tên miền phổ biến nhất hiện nay sau các tên miền .com, .net, .org…

Tên miền (.vn)

Các bạn có thể hiểu từ vn ở đây là tên miền quốc gia Việt Nam. Tên miền này được khuyến khích sử dụng cho các doanh nghiệp trong nước. Điều này sẽ bảo vệ thương hiệu, khẳng định uy tín trên Internet đối với khách hàng.

Tên miền (.us)

(.uslà một trong những tên miền nhận dạng cho các trang web của Hoa Kỳ. Nó có số lượng dự trữ lớn nhất hiện nay. Điều này cho thấy, nếu các bạn lướt web mà thấy tên miền này thì có thể biết ngay đó chính là trang web của Hoa Kỳ. Tên miền (.us) ra đời năm 1985. Hiện tại, nhà cung cấp dịch vụ đăng ký Neustar là quản trị viên của tên miền. Họ quản lý mọi mặt và cung cấp đầy đủ các thông số mà ta tìm kiếm.

Tên miền (.us)rất lý tưởng cho những ai muốn phát triển thương hiệu của họ ở Hoa Kỳ. vì nó chứng tỏ rằng doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn là người địa phương – cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Do đó, đây là một lựa chọn phổ biến cho tất cả các loại trang web, từ blog đơn giản, đến các trang web công ty lớn.

Tên miền (.cc)

Một tên miền cũng được cho là phổ biến hiện nay là (.cc). Được ra mắt vào năm 1997.Tên miền (.CC) là tên miền cấp cao, đại diện cho quần đảo Coco (hay còn được biết với tên Keeling) tại Ấn Độ Dương. Đây là một thuộc địa của Úc với khoảng 600 người dân sinh sống. Bao gồm 2 rạn san hô vòng cung và 27 đảo san hô. Với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ tựa thiên đường. Coco Islands là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch hàng năm.

Mặc dù là tên miền lãnh thổ, nhưng (.CC) không giới hạn điều kiện đăng ký. Vì đặc biệt ngắn gọn, dễ nhớ nên (.CC) là một trong những tên miền nhận được nhiều ưa chuộng. Tùy từng ngôn ngữ, mà (.CC) có thể là từ viết tắt của nhiều từ (ví dụ như Credit Cards, Cape Cod, Cape Canaveral,…). Nó cho phép đăng ký một cách không giới hạn, từ bất cứ người nào, ở bất cứ quốc gia nào.

Tên miền (.asia)

(.asia) là tên miền được tài trợ bởi ICANN, dùng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Miền (.asia) giúp bạn tiếp xúc với khu vực nói chung. khác với từng quốc gia riêng lẻ như các miền .JP hay .CN. Tên miền này đặc biệt hữu ích, đối với những công ty có hoạt động kinh doanh ở các quốc gia châu Á khác nhau.

Sở hữu miền (.asia) giúp cho bạn dễ dàng được nhận diện trong khu vực, khiến cho việc quản lý sự hiện diện web của bạn trở nên dễ dàng hơn. Làm tăng mức độ tiếp xúc của bạn với số lượng người dùng Internet, trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Bởi vậy khi nhìn thấy tên miền này, bạn có thể biết và đoán được ngay là các trang web khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Nhà cung cấp tên miền tham khảo

GoDaddy 

Thành lập từ 1997, GoDaddy (vn.godaddy.com) được xem là “ôm trùm” trong dịch vụ cung cấp tên miền quốc tế lớn nhất thế giới. Sau >20 năm, GoDaddy đã mang đến giải pháp về tên miền cho hơn 13 triệu khách hàng và chịu trách nhiệm hơn 59 triệu domain.

Namecheap

Namecheap (namecheap.com) là cái tên liền kề, theo sát “ông trùm” GoDaddy trong bảng xếp hạng những nhà cung cấp tên miền uy tín. Namecheap đặc biệt mang đến bạn các sản phẩm tên miền có giá thành siêu rẻ ($0.88).

PA Việt Nam

PA Việt Nam (pavietnam.vn)  là nhà cung cấp Hosting đầu tiên và là nhà đăng ký tên miền hàng đầu Việt Nam. Bạn có thể tham khảo hàng triệu tên miền với các hậu tố đa dạng từ .com, .vn, .info,… với giá được hiển thị cụ thể.

Tinohost

Tinohost (tinohost.com) cũng là một doanh nghiệp Việt Nam. Tinohost là cái tên có thể cạnh tranh trực tiếp với PA Việt Nam. Tinohost cũng cấp tên miền quốc gia và tên miền quốc tế.

iNET

iNET (iNET.vn) là nhà đăng ký tên miền uy tín hàng đầu Việt Nam. iNET đang được rất nhiều đối tác là các doanh nghiệp, tổ chức, công ty, cá nhân lớn nhỏ trên khắp cả nước tin tưởng sử dụng.

Ngoài tên miền, iNET còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như Hosting, VPS, SSL hay các giải pháp Email doanh nghiệp.

Tenten.vn

Khi nhắc đến tên miền giá rẻ chắc chắn không thể nhắc tới Tenten.vn. TENTEN. VN thuộc đơn vị chủ quản là công ty GMO RUNSYSTEM, thuộc tập đoàn GMO Internet (Nhật Bản) là nhà đăng ký tên miền Việt Nam của VNNIC và đại lý tên miền quốc tế Onamae.com (Nhật Bản) TENTEN.VN ra mắt vào tháng 4/2012.

Mắt Bão

Mắt Bão (matbao.net) là nhà cung cấp dịch vụ hosting uy tín. Ngoài ra, còn là một thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực mua bán tên miền.

Nhân Hoà

Nhân Hòa (nhanhoa.com) thành lập 2002, là một trong những công ty đời đầu trong lĩnh vực tên miền-hosting tại Việt Nam. 

Hostinger

Hostinger (hostinger.vn) tự định vị mình là nhà cung cấp domain giá rẻ, kích hoạt nhanh và chi phí gia hạn thấp. Bạn có thể dễ dàng mua được tên miền .online, .xyz tại đây.

Domain.com

Domain.com là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các tên miền với mức giá siêu rẻ. 

Digistar

Digistar (digistar.vn) là một doanh nghiệp ủy quyền của Trung tâm Internet Việt Nam thuộc Bộ Thông tin truyền thông. 

Name.com

$8.99 là mức phí bạn sẽ phải chi trả để Name.com cung cấp cho bạn một tên miền hoàn chỉnh. Name.com thành lập 2003, đến nay doanh nghiệp đã có chỗ đứng nhất định trong thị trường domain tại Mỹ.

BigRock.com

BigRock.com là một nhánh của BigRock.in (website dành cho người dân Ấn Độ). Ấn Độ chính là quốc gia có nền CNTT phát triển nhất thế giới. Vì vậy có thể nói, dịch vụ cung cấp tên miền của BigRock.com rất uy tín với chất lượng vượt trội.

Z.com

Z.com có thể hỗ trợ tên miền Việt Nam cho nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được trải nghiệm nhiều gói ưu đãi hấp dẫn.

Namesilo

Namesilo.com là một trong những nhà cung cấp Tên miền lâu đời tại Mỹ. Thương hiệu này ít được quảng bá như những ông lớn GoDaddy hay Namecheap. Người dùng tìm đến Namesilo nhờ vào mức giá rẻ nhưng chất lượng vượt trội.

Tìm hiểu Hosting là gì?

Bạn có thể hiểu khái niệm hosting như sau

Hosting là không gian trên máy chủ, chứa toàn bộ nội dung, dữ liệu của một website như bài viết, hình ảnh, mã nguồn,….

Server (máy chủ) là hệ thống phần cứng để lưu trữ dữ liệu. Một server có thể chứa nhiều hosting khác nhau (share hosting).

Hosting là dịch vụ lưu trữ và duy trì website. Để hoạt động ổn định và hiệu quả, website cần được lưu trữ trên một máy chủ (server) kết nối mạng Internet và hoạt động liên tục không ngừng 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. 

Domain và hosting có quan hệ gì không?

Hiểu một cách đơn giản, domain là địa chỉ nhà thì hosting chính là ngôi nhà mà địa chỉ đó dẫn tới.

Không có domain thì sẽ không có cách nào để tìm ra website. Không có hosting thì bạn không cách nào để xây website được.

  • Nơi lưu trữ website: Hosting
  • Địa chỉ của website: Domain

Dịch vụ web hosting phổ biến hiện nay là gì?

Khi thuê hosting – thực chất là bạn thuê tài nguyên phần cứng của máy chủ (Servers)…tùy thuộc vào việc bạn thuê bao nhiêu tài nguyên mà người ta sẽ đưa ra các loại hosting phù hợp.

Dedicated Server – Máy chủ vật lý

Đây là loại hosting mạnh nhất, bạn sẽ thuê nguyên một máy chủ vật lý. Bên cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp nơi đặt máy chủ, đường truyền internet để bạn toàn quyền sử dụng. Máy chủ này để cài đặt mọi thứ từ hệ điều hành, ứng dụng, websites… Tất nhiên, Dedicated Server đắt giá nhất so với các loại hosting khác. 

Virtual Private Server (VPS) – Máy chủ ảo

Máy chủ ảo VPS thực chất là một phần tài nguyên của máy chủ vật lý, nhờ dùng công nghệ ảo hóa phần cứng. Nhà cung cấp sẽ cài các máy ảo trên máy chủ vật lý để lưu trữ, cài đặt các ứng dụng, websites ….

Dựa vào mức độ ảo hóa phần cứng, có 2 loại VPS đáng chú ý :

  • OpenVZ VPS – VPS dùng công nghệ ảo hóa OpenVZ
    • OpenVZ là công nghệ ảo hóa “phần mềm”, các gói VPS trên máy chủ vật lý sẽ sử dụng chung một nhân Linux. 
    • Vì công nghệ OpenVZ ít tốn kém nên giá thường rẻ hơn so với VPS ảo hóa KVM.
  • KVM VPS – VPS dùng công nghệ ảo hóa KVM
    • KVM là công nghệ ảo hóa mới, cho phép ảo hóa từ phần cứng…
    • Các gói VPS KVM tuy chạy trên cùng máy chủ vật lý nhưng được sử dụng phần tài nguyên riêng biệt.
    • Vì sử dụng nhân riêng nên KVM VPS có thể chạy cả Linux lẫn Windows
Shared Hosting – Hosting dùng chung
  • Shared Hosting hay Hosting giá rẻ thực chất là một phần nhỏ của VPS hay Dedicated Server. Nhà cung cấp sẽ cài các hệ điều hành (Linux/Windows) và cài đặt sẵn các ứng dụng trên đó (như Web Server, MySQL, PHP…) để bạn upload và chạy các websites.
  • Các loại Shared Hosting chia ra 2 loại dựa vào hệ điều hành cài trên máy chủ:
    • Linux Hosting đây là loại shared hosting dùng hệ điều hành nhân Linux. Hệ điều hành nhân Linux hoạt động nhanh, nhẹ và bảo mật tốt và hoàn toàn miễn phí. Shared Hosting thường cài sẵn ứng dụng cPanel để bạn dễ dàng cài đặt và quản lý trên giao diện đồ họa. Một số dịch vụ Shared Hosting giá rẻ còn dùng một Control Panel khác là DA – DirectAdmin. Dịch vụ Shared Hosting cao cấp – dạng Managed Hosting như Kinsta, SiteGround hay WordPress VIP,…. họ dùng các Control Panel được phát triển riêng để tối ưu mức cao nhất hiệu năng và tốc độ của Hosting.
    • Windows Hosting cài hệ điều hành Windows Server. Hệ điều hành Windows nặng nề và tốn tài nguyên. Windows Hosting chỉ được dùng phổ biến để chạy các ứng dụng hoạt động trên Windows như các websites, ứng dụng dùng ngôn ngữ lập trình .NET, cơ sở dữ liệu MS SQL Server, MS Access…Windows Hosting dùng Control Panel nổi tiếng Plesk để quản lý, tương tự cPanel trên Linux.
Một vài kiểu phân loại khác
  • Managed VPS – VPS cao cấp cũng là VPS thông thường. Việc quản lý, cài đặt và hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật phần mềm sẽ do đội ngũ support của nhà cung cấp VPS lo cho bạn.
  • Unmanaged VPS – VPS giá rẻ là VPS thông thường. Bạn chỉ được support về các khoản đăng ký, thanh toán, hay khi máy chủ gặp sự cố.
  • Reseller Hosting – Hosting bán lại: Bạn có thể chia ra nhiều gói shared hosting nhỏ hơn để bán lại (Reselling).
  • WordPress Hosting – Tối ưu cho WordPress: WordPress bùng nổ quá mạnh mẽ (chiếm hơn 30% số websites toàn cầu). Vì vậy, các gói Shared Hosting được cài đặt, tối ưu sẵn cho mã nguồn WordPress trở thành chiến lượt kinh doanh mới của các nhà cung cấp.
  • eCommerce Hosting – Hosting cho Web bán hàng: Hosting thường mạnh mẽ và bảo mật tốt để đảm bảo các mã nguồn eCommerce (như Magento) hoạt động mượt mà và giữ an toàn thông tin khách hàng.
  • SEO Hosting – Hosting cho SEO Campaign: là Shared Hosting nhưng được tối ưu cho hệ thống site vệ tinh. Và chạy nhiều websites và mỗi websites sẽ có một IP riêng để phục vụ cho SEO.
Cloud Server – Cloud Hosting
  • Thuật ngữ Cloud ám chỉ công nghệ Cloud Computing (Điện Toán Đám Mây).
  • Đây là công nghệ hiện đại nhất và đang bùng nổ trong lĩnh vực điện toán toàn cầu.
  • Cloud Server (VPS | Shared Hosting) là loại Server ảo áp dụng công nghệ Điện toán đám mây để quản lý và phân bố tài nguyên máy chủ. Nó có những tiến bộ vượt trội so với việc quản lý và phân bố tài nguyên kiểu truyền thống.

Phần mềm quản lý hosting

Phần mềm cPanel

Công cụ quản trị Hosting chỉ dành cho Linux. Hỗ trợ đầy đủ các tính năng cho phép bạn quản lý dễ dàng và nhanh chóng Website và các tài khoản Hosting.

  • Ưu điểm
    • Tạo và quản lý các cơ sở dữ liệu.
    • Quản lý các file trên Website.
    • Cấu hình tài khoản email và tự động phản hồi.
    • Bảng điều khiển việc lưu trữ Web thông dụng nhất, và chạy hàng triệu Website trên thế giới.
    • Giao diện point – and – click của cPanel cho phép bạn tùy chỉnh trải nghiệm theo nhu cầu.
  • Tính năng nổi bật
    • Trình quản lý cơ sở dữ liệu PHP MyAdmin.
    • Thiết lập kế hoạch, quản lí lưu trữ ổ đĩa và băng thông.
    • Tạo, quản lý, xáo trộn các tài khoản mail POP3/IMAP, thay đổi mật khẩu và định mức tài nguyên sử dụng.
Phần mềm Plesk

Là phần mềm quản lý hosting chuyên nghiệp hàng đầu thế giới. Plesk của Parallels được nhiều nhà cung cấp dịch vụ Server, VPS, Web Hosting, Domain… tin dùng.

  • Ưu điểm
    • Hỗ trợ tốt cả 2 hosting là Windows và Linux. Tuy nhiên, người dùng đánh giá cao phiên bản dành cho Windows.
    • Tính ổn định, đa ngôn ngữ và độ bảo mật cao.
    • Tính năng tự động hóa cao. Tính năng vượt trội này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian và nhân lực.
  • Tính năng nổi bật
    • Hosting control panel có khả năng tích hợp với các ứng dụng như: Symantec, CloudLinux, Cloudfare, Atomicorp,…
    • Chế độ hạn chế mới cho phép kiểm soát hoạt động phía máy chủ.
    • SEO thân thiện giúp chuyển hướng HTTP –> HTTPS tự động.
Phần mềm DirectAdmin

Control Panel quản trị Hosting, giao diện trong sáng và cài đặt trực tuyến.

  • Ưu điểm
    • Chỉ dành cho Linux, phiên bản mới nhất tự động cập nhật.
    • Đơn giản, tiện dụng và nhẹ nhàng.
    • Với phiên bản dành cho VPS đầy đủ chức năng, được tối ưu hóa để chạy ít tốn bộ nhớ nhất.
    • Có thể cài lên bất kỳ máy ảo dạng nào.
    • Là phần mềm quản trị Hosting rẻ nhất thị trường.
  • Tính năng nổi bật
    • Tạo các tài khoản POP/IMAP, email catch-all, chuyển tiếp, danh sách mail, tự động phản hồi và webmail.
    • Sao lưu và phục hồi bất cứ dữ liệu về tài khoản.
    • Tự thống kê tài khoản của mình, nhiều tùy chọn nâng cao và Webalizer cũng được tích hợp.

Nhà cung cấp Hosting tham khảo

  1. TENTEN.VN
  2. Z.com
  3. PA Việt Nam (PAVietnam.vn)
  4. Mắt Bão (Matbao.net)
  5. Nhân Hoà (Nhanhoa.com)
  6. iNET (inet.vn)
  7. Viettel IDC (Viettelidc.com.vn)
  8. HostVN.net
  9. Azdigi.com
  10. Digistar.vn

Các thông số Hosting cần quan tâm

Các thông số cơ bản

  1. Disk Space (Dung lượng): Bất kỳ gói Hosting nào cũng có thông số này. Đây là thuật ngữ chỉ sức chứa của Hosting.
  2. Bandwidth (Băng thông): Là tổng lưu lượng Up/Down File của Hosting trong 1 tháng. Website của bạn sẽ báo lỗi 502 Service Temporarily Overloaded khi vượt số băng thông khả dụng. Vì thế bạn phải tính toán hợp lý lượng người truy cập Website trong tháng để lựa chọn Hosting phù hợp.
  3. Parked Domain: Là số tên miền chạy song song với tên miền chính trên Hosting của bạn. Nó xài cùng tài nguyên dữ liệu Host (cùng 1 source web) với tên miền chính.
  4. Addon Domain: Là số tên miền bổ sung được thêm vào Hosting của bạn. Với Addon Domain, Hosting của bạn sẽ bị cắt nhỏ ra thành nhiều Hosting nhỏ hơn để đáp ứng với số lượng Addon Domain đó. Bạn có thể xài riêng tài nguyên dữ liệu Host (khác source web) với tên miền chính. => Gói hosting phải có dung lượng lớn và cấu hình mạnh mẽ.
  5. Sub Domain (tên miền con): Khi bạn muốn phát triển thêm một lĩnh vực, chuyên mục mới trên website. Ví dụ: tên miền là thaynhuom.com thì sub domain sẽ itthaynhuom.com hay designthaynhuom.com.
  6. Tài khoản Email: số tài khoản Email khả dụng theo tên miền chạy trên Hosting.
  7. Tài khoản FTP: Là cổng giao tiếp, quản lý các tệp tin, thư mục như: hình ảnh, văn bản, âm thanh, video,… có trên Hosting ngoại trừ Database. Tất cả các gói Host bạn sử dụng có hỗ trợ phần mềm quản lý như CPanel/DirectAdmin đều hỗ trợ FTP qua cổng kết nối mặc định là 21.
  8. Tài khoản MySQL: Là số lượng cơ sở dữ liệu (Database) của gói Hosting. Thông thường các gói Host giá rẻ sẽ có MySQL là 1 tương ứng với một website được chạy.
Các thông số nâng cao
  1. CPU: Là thông số của CPU cũng như % CPU đang sử dụng của Host. Thông số này càng cao đến ngưỡng 1/1 thì website sẽ load càng chậm. Thông thường các nhà cung cấp sẽ chia ra nhiều gói với CPU dao động từ 75% – 250%.
  2. Memory Ram: Bất kỳ gói Hosting nào cũng có thông số Ram. Chỉ số này càng cao thì website của bạn càng chạy khỏe và mượt mà.
  3. I/O (Input/Output): Là giới hạn tốc độ truyền tải dữ liệu từ Host đến người dùng và được tính bằng Kb/s. Chỉ số này càng cao thì người dùng sẽ Load website nhanh hơn.
  4. Number of Process: Đây là tổng thông số tiến trình chạy trên Hosting. Thông thường các nhà cung cấp sẽ để ẩn thông tin này và nó sẽ dao động từ 50 – 200 tiến trình. Nếu vượt quá ngưỡng thông số này thì khi người dùng truy cập website sẽ gặp lỗi 500 hoặc 503.
  5. SSL: Chứng chỉ số SSL là một giao thức mã hóa các thông tin trên đường đi từ thiết bị của người dùng đến Website. Mỗi chứng chỉ SSL chỉ được tạo ra cho một website duy nhất. Thông thường các nhà cung cấp lớn luôn cài sẵn SSL miễn phí Let’s Encrypt khi bạn mua bất kỳ gói Hosting nào. Nhưng nếu bạn muốn an tâm về bảo mật cũng như tăng sự chuyên nghiệp cho Website thì nên sắm một con SSL trả phí với đầy đủ chức năng hơn.
  6. Inodes: Là giới hạn số File tối đa có trong thư mục Hosting của bạn. Thông số này thường chỉ xuất hiện trên những Hosting không giới hạn, vì nó là Hosting không giới hạn nên nhà cung cấp sẽ tìm một thông số nào đó để giới hạn nhằm tránh những hành vi phá hoại không gian lưu trữ Hosting. Tuy nhiên, ở các gói Hosting thông thường, thông số này thường rất cao (trung bình là 250.000 Inodes) nên bạn đừng quá lo lắng. Nếu bạn có nhu cầu sinh ra file nhiều hơn trên Host thì bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp nâng cho bạn nếu lý do của bạn là chính đáng.
  7. IP riêng: Mỗi một Hosting sẽ luôn có một địa chỉ IP mặc định không đổi. Nếu bạn có nhu cầu thì có thể mua thêm 1 IP riêng để xử lý các công việc đặc thù như làm web mail hay làm thêm một website khác IP như Blog/Sites vệ tinh. Thường thì các nhà cung cấp sẽ bán IP khác lớp D vì nó thông dụng. Nhưng nếu bạn muốn làm SEO bằng Blog hoặc Sites vệ tinh thì nên mua IP khác lớp C.
  8. PHP Version: Là ngôn ngữ lập trình mà Hosting hỗ trợ tốt nhất cho website với nhiều phiên bản cho bạn lựa chọn. Các nhà cung cấp thường luôn có những phiên bản PHP từ 4x -5x và mới nhất là PHP 7.1. Ngoài ngôn ngữ PHP, những Hosting vẫn luôn hỗ trợ cho các ngôn ngữ lập trình khác như HTML, .NET, JS, Java,…

Video hướng dẫn đăng ký tên miền, hosting miễn phí

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây